Khủng hoảng kép đe dọa ngành ô tô Thái Lan
Doanh số giảm khiến không chỉ hãng xe mà cả các công ty sản xuất phụ tùng ôtô cũng nằm ở bờ vực phá sản.
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô trị giá 53 tỷ USD của Thái Lan đang đối mặt với tương lai đen tối khi số đơn đặt hàng ngày một lao dốc. Lượng xe sản xuất ít dần, không tìm được khách hàng mới, cuộc khủng hoảng tại các nhà máy nổ ra buộc chủ đầu tư phải cắt giảm nhân lực hàng loạt.
Sản lượng ô tô lao dốc
Tháng 5/2024, nhà máy Subura tại Thái Lan đóng cửa và dừng hoạt động kể từ ngày 30/12/2024, các mẫu xe Subaru sẽ chuyển sang nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản. Tháng 6/2024, Suzuki đóng nhà máy tại Thái Lan để tập trung nguồn lực cho xe điện và xe hybrid ở một địa điểm sản xuất khác. Tháng 7/2024, Honda thông báo cắt giảm sản xuất ô tô ở Thái Lan, cụ thể sẽ giảm số lượng cơ sở sản xuất tại Thái Lan từ 2 xuống còn 1, chỉ duy trì hoạt động tại nhà máy ở Prachin Buri từ năm 2025.
Làn sóng đóng cửa không chỉ diễn ra với nhà sản xuất ô tô mà còn tác động cả những công ty sản xuất phụ tùng hay các công ty chuyên OEM như Techno-Mental, công ty sản xuất khung gầm xe cho Toyota và Mitsubishi.
Chia sẻ với Reuters, bà Nattaporn Chewapornpimon, Phó Tổng Giám Đốc Techno-Mental, thừa nhận 2 nhà máy sản xuất linh kiện ôtô tại Chon Buri (Thái Lan) hiện chỉ đạt 40% công suất, lực lượng lao động cũng bị cắt giảm dần do thiếu đơn hàng.
Sản lượng ôtô tại Thái Lan tuột dốc từ đầu năm. Nguồn: Tổng cục thống kê Thái Lan
"Cuối năm 2023, công ty có khoảng 1.200 công nhân nhưng đến nay chỉ còn khoảng 900 người. Chúng tôi cũng giảm thời gian làm việc và cắt giờ tăng ca của toàn bộ nhân viên", bà Nattaporn nói.
Tình trạng suy giảm của ngành công nghiệp ôtô Thái Lan đã bắt đầu từ năm ngoái, nhưng lao dốc rõ rệt nhất vào đầu năm nay. Cụ thể, sản lượng ôtô của Thái Lan trong 8 tháng đầu năm đạt 119.689 xe, giảm khoảng 20,56% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số toàn thị trường cũng giảm về mức kỷ lục, thấp nhất trong 14 năm trở lại đây.
Sản lượng ôtô của Thái Lan trong năm nay dự đoán khoảng 1,7 triệu xe, bao gồm 550.000 chiếc dự kiến bán trong nước và khoảng 1,15 triệu xe xuất khẩu. Nếu đặt cạnh sản lượng năm 2022, tổng ôtô sản xuất của Thái Lan năm nay sẽ thấp hơn khoảng 10,5%.
Doanh số ôtô nội địa cũng đi xuống. Số liệu: Tổng cục thống kê Thái Lan
"Đây thật sự là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và khó thể giải quyết", ông Hajime Yamamoto, hiệu trưởng Viện nghiên cứu Nomura (Thái Lan), nhận định. Theo ông Yamamoto, thị trường nội địa Thái đang trì trệ, hàng loạt quy định khắt khe từ các thị trường quốc tế cũng đang "bóp chết" ngành công nghiệp ôtô của xứ sở chùa Vàng.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm xe thuần điện phần nào giúp Thái Lan thu hút các khoản đầu tư khổng lồ từ nhà sản xuất ôtô Trung Quốc. Theo Reuters, Thái Lan đã nhận được khoảng 1,44 tỷ USD từ BYD nhưng vẫn không thể bù đắp các khoản lỗ.
"Cơ cấu chi phí của ngành công nghiệp ôtô tại Thái Lan tiêu tốn nhiều hơn khoảng 30% so với Trung Quốc", ông Sompol Tanadumrongsak, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất phụ tùng ôtô Thái Lan, giải thích.
Doanh số bán tải sụt giảm nghiêm trọng
Bán tải, mẫu xe bán chạy nhất Thái Lan, chính là mấu chốt của sự khủng hoảng này. Truyền thông địa phương khẳng định tại "xứ sở chùa vàng", bán tải là "vua". Mẫu xe này xuất hiện ở mọi tuyến đường nội đô đến khu vực nông thôn, đóng góp hơn nửa tổng doanh số cho ngành công nghiệp ôtô Thái.
Năm nay, tổng sản lượng bán tải đã giảm 20,51% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 616.549 chiếc. Số lượng bán tải xuất khẩu cũng giảm khoảng 8,76%.
Toyota Hilux là một trong những mẫu xe bán tải bán chạy ở Thái Lan
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà máy phụ tùng tại Thái Lan bởi 90% bộ phận, linh kiện bán tải được sản xuất trong nước. Phân khúc này cũng chiếm đến 70% thị trường phụ tùng ôtô tại Thái Lan.
Kết quả nghiên cứu từ đơn vị Kasikornbank, doanh thu phụ tùng ôtô tại Thái Lan trong năm nay đã giảm gần 12% so với năm 2023, xuống còn 519 tỷ Bath (15,68 tỷ USD).
Thậm chí theo một vài thành viên thuộc Hiệp hội Phụ tùng ôtô Thái Lan, tình hình thực tế của ngành công nghiệp phụ tùng ôtô quốc gia này vẫn trầm trọng và tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính châu Á hồi những năm 1990. "Nếu tình trạng hiện nay tiếp tục, nhiều nhà máy sẽ phá sản", thành viên hiệp hội khẳng định với Reuters.
Thị phần bị chia sẻ bởi các hãng xe điện Trung Quốc
Theo Công ty nghiên cứu Counterpoint, Thái Lan là thị trường nước ngoài lớn nhất của hãng xe điện BYD. Hãng xe Trung Quốc này chiếm 46% thị phần phân khúc xe điện của Thái Lan trong quý đầu tiên. Nước này đặt mục tiêu chuyển đổi 30% sản lượng xe ô tô hàng năm thành xe điện vào năm 2030.
Với những làn gió ngược đầy thách thức ở thị trường châu Âu, các hãng xe điện của Trung Quốc đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào chiến lược phát triển trong khu vực châu Á, trong đó Đông Nam Á nổi lên như một thị trường tiềm năng. Thái Lan là thị trường xe điện phát triển nhanh chóng và BYD đã trở thành tên tuổi thống trị thị trường này trong thời gian qua.
Theo số liệu của Headline Magazine công bố thì 8 tháng của năm 2024, có tới 4 thương hiệu của Trung Quốc nằm trong top 10 hãng bán xe nhiều nhất tại Thái Lan bao gồm: BYD, MG, Changan và GWM.
(Nguồn: https://oto365.net/nganh-san-xuat-oto-thai-lan-roi-vao-khung-hoang-21096)
tin liên quan
xe mới về
-
Nissan X trail 2.0 2WD Premium 2018
519 triệu
-
Mazda 6 Premium 2.0 AT 2020
655 triệu
-
Mazda CX5 Premium 2.0 AT 2022
785 triệu
-
Chevrolet Spark Lite Van 0.8 MT 2015
99 triệu
-
Mazda CX3 Deluxe 1.5 AT 2021
505 triệu
-
Kia Sonet Premium 1.5 AT 2024
609 triệu